Mua sắm khôn ngoan, bảo quản đúng cách,… là một trong những cách giản đơn nhưng vô cùng hiệu quả giúp bạn tự bảo vệ mình và gia đình khỏi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

	Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm | Ẩm thực - Sức khỏe

 Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 1
rửa thật sạch rau quả dưới dòng nước để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn - Ảnh: Shutterstock

Mua sắm khôn ngoan

Mua sắm tại siêu thị không có nghĩa là thực phẩm đã an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến an toàn thực phẩm ngay từ khi chọn mua ở cửa hàng.

Khi mua thực phẩm, bạn cần quan sát kỹ màu sắc, kết cấu của sản phẩm và hạn sử dụng. Thịt sống cần được tách riêng khỏi những loại thực phẩm khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Khi đi mua sắm, bạn cũng nên mua các sản phẩm đông lạnh cuối cùng. Bởi các sản phẩm này rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp.

rửa thật sạch

Tất cả các sản phẩm đều cần được rửa thật sạch. Bạn phải rửa thật sạch trước khi bóc vỏ và trước khi ăn. Với các loại rau, hãy rửa đi rửa lại vài lần, vì loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm các chất không an toàn. Đương nhiên, rửa không thể đảm bảo thực phẩm an toàn tuyệt đối, vì các tác nhân gây bệnh có thể nằm ở bên trong sản phẩm, nhưng vẫn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rửa tay sạch và đảm bảo các dụng cụ làm bếp sạch sẽ khi chế biến thức ăn.

Dùng riêng dụng cụ

Bạn cần sử dụng thớt và các dụng cụ làm bếp riêng, khi chế biến thực phẩm sống và chín. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo (cách phát tán vi khuẩn phổ biến nhất). Một con dao dùng để cắt thực phẩm sống có thể có vi khuẩn trên đó và sẽ truyền vi khuẩn cho thực phẩm chín, nếu dùng chung.

Cẩn thận với trứng sống

Từ năm 1990 đến nay, trứng là loại thực phẩm có liên quan tới 352 vụ ngộ độc thực phẩm diện rộng. Những vụ ngộ độc liên quan đến trứng đều do vi khuẩn salmonella gây ra. Salmonella là một trong những thủ phạm phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn là người có thói quen hút trứng sống hay ăn trứng lòng đào, hãy cân nhắc kỹ.

Quan tâm tới nhiệt độ

Đừng để vẻ bề ngoài của thực phẩm đánh lừa, bởi rất có thể thực phẩm mới chỉ chín bên ngoài  mà vẫn còn sống bên trong. Bạn có biết, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong khoảng nhiệt độ từ 40 đến 140 độ C? Do đó, bạn cần phải giữ lạnh và nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn. Bạn cần bảo quản thực phẩm dưới 40 độ C và nấu chín thực phẩm trên 165 độ C.

Vứt bỏ nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng

Ngay cả khi bạn mua được thực phẩm ngon, vệ sinh sạch sẽ và nấu đúng cách thì thức ăn thừa cũng vẫn có thể là nguồn gốc phát tán vi khuẩn, nếu không bảo quản đúng cách. Vì vậy, bạn cần đặc biệt thận trọng khi dùng lại thức ăn thừa. Thức ăn thừa vẫn có thể chứa vi khuẩn dù chúng không bị mùi và hình dạng bên ngoài không bị biến đổi.

Trung tâm Khoa học vì lợi ích Cộng đồng (CSPI) của Mỹ đã khuyến cáo mọi người, nên áp dụng nguyên tắc 2-2-4 trong bảo quản thực phẩm để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Theo đó, bạn không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ, bảo quản thực phẩm trong hộp có độ sâu ít hơn 2 inch (5,08 cm) và chỉ để lưu thức ăn thừa trong tủ lạnh nhiều nhất 4 ngày.

Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm không còn đảm bảo chất lượng do để bên ngoài quá lâu, thức ăn thừa đã được bảo quản hơn 4 ngày, tiếp xúc với thịt sống,… hãy vứt bỏ và không được nếm thử.

Thận trọng khi ăn bên ngoài

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn ăn bên ngoài thay vì về nhà nấu nướng. Tuy nhiên, ăn bên ngoài ẩn chứa nhiều nguy hiểm về an toàn thực phẩm. Vì vậy, hãy thận trọng.

Quan sát và đánh giá nơi bạn đến ăn là một cách giản đơn nhưng hiệu quả để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thấy toilet bẩn thỉu, nhà bếp mất vệ sinh, nhân viên không sạch sẽ hãy chọn địa điểm khác. Nếu các món ăn không đủ chín hay không được chế biến đúng cách, bạn tuyệt đối không được ăn và cần báo ngay quản lý nhà hàng.

Lê Anh


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ngăn ngừa, ngộ độc, thực phẩm

thóp Sandwich cach lam banh ran cách nấu cháo đậu đỏ gà nguyên con rang muối bánh mì thịt nướng bánh mì thịt bánh úc cẠt Cách trang trí rất xinh cho cookies trái tim nui trộn sốt lạc ga nuong sò lụa hấp sả súp nui gạo salad tôm xoài chín soda dưa hấu Tra thit ga kho mang chocolate chiffon cơm chiên rong biển xúc xích banh dua num ngon trà che thai lan thịt lợn om nấm nghệ thuật trang trí thit kho nuoc cot dua bánh khoai tây món hàu ngon rang sườn non trÆ sò xào me banh cam nong gion co xi quách món chay ngon tự chế chậu hoa cẩm chướng súp mon ca riel" style="background-color: #585D16" href="/index.php?q=B脙茠脝o">B脙茠脝o chÃ Æ hoa mướp đắng nhồi thit ba chi nuong ngon áo sơ mi slalad tôm mix trái cây Phở rán lòng xào nhâm nhi ngày mát trời cach nau tempura udon món quay sinh tố dừa milo Phở rán sài gòn suong sam mat lanh ngon cach lam dua chuot cách làm quẩy cắt tỉa hoa quả chà cach lam keo me đen dấu Huong Dan Nau An canh ngó khoai bánh mì ngô la gung cơm nắm bò nau cha gio mon banh deo thap cam bo xien dua luoi ngon banh mi hoa hong ca hoi chẠcà lam banh brownie ca cao Cheesecake nha đam đường phèn Nga Nguyễn banh cookie bo kabayaki kieu viet nam cha ca thai lan món ăn đường phố đồ cho bé thịt cuộn bắp cải món cuốn Hà Ly món ăn tốt cho tim mạch tạo Lẩu chua bông cải chiên Cach nau xoi lac Đầu bếp Mỹ khen bún bò Huế là bắp chiên bột vải xào mướp hương Mát trời đi ăn ốc ngon và sạch ở trứng bọc thịt gà bún cá bún sứa món ngon xuân quế Cách luộc vịt ngon mềm thơm dau hu cuon la lot com ruou Đo bao tử với lẩu mực Đại Lãnh bánh vị cacao trứng xào hải sản dưa chuột kẹp phô mai xoi la cam hat sen ngon tẩm bột chiên xù Cá trứng Nhật tẩm kem dâu tự làm sushi ngon tet Làng mua món ăn vặt phở xào chay bún chả ngon Hà Nội mỳ sốt bò nau xoi vi ngo bao tu sốt đậu hũ non đu đủ mam banh bot ran nhan ga Thay vì làm sữa đậu nành thông thường che 3 mau ngon kem dâu tự làm sot kem bánh tôm khoai lang món chiên Thiên Trúc hoa mai lam mien xao nam kim chi cơm chiên cá măn công thức cháo gà nóng bỏng lưỡi thit tam bot chien ngon món ăn vặt làm nhanh giò hai phong ngày rằm ẩm thực hội an bánh sandwich kẹp chuối Đậu phộng mứt khoai